Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro là điều khó có thể tránh khỏi. Theo quan điểm cũ, rủi ro trong doanh nghiệp là những tổn thất mà người chủ và nhân viên sẽ phải gánh chịu toàn bộ hoặc một phần. Trong thời điểm hiện tại, quan điểm này đã được đổi mới, qua đó rủi ro không hoàn toàn là những tổn thất mà có thể chứa đựng những cơ hội. Việc phát triển các lý thuyết quản trị rủi ro đang được đưa vào giảng dạy, ứng dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lãnh đạo, nhà quản lý đang loay hoay với những khái niệm sai lầm mà những điều đó gây tác động không nhỏ trong việc ứng phó.
Hiểu sai về rủi ro trong doanh nghiệp có thể khiến các lãnh đạo phải trả giá đắt
Việc hiểu theo khái niệm như thế là đúng nhưng nó chưa đủ cơ sở để doanh nghiệp có thể có giải pháp ứng phó. Khi phân tích rủi ro kinh doanh, SWOT thường là công cụ dùng để phân tích tình huống một cách trực quan nhất. Thông thường, nhà phân tích rủi ro sẽ nhìn vào O (Opportunity) và T (Threat) để hiểu về tình hình sự việc, đặt vấn đề và tác động. Nếu việc phân tích tốt thì việc ứng dụng thế mạnh (Strength) và khắc phục điểm yếu (Weak) sẽ trở nên hiệu quả.
Một ví dụ cụ thể ngày nay đó là ứng dụng Chat GPT, đây là một rủi ro kinh doanh cho các tổ chức đang phát triển về mảng Search Engine (Công cụ tìm kiếm) khi lợi thế dẫn đầu đang bị đe dọa. Nhưng với người dùng, Chat GPT lại là kênh thông tin thân thiện và hỗ trợ trong các công việc văn bản, lập trình. Hay như đại dịch Covid-19 đã tác động đến các nhà làm phim và kinh doanh rạp chiếu thì Netflix đã tăng được thị phần và doanh thu khi cung cấp sản phẩm xem phim trực tuyến. Rõ ràng, một thách thức cho tổ chức này lại là cơ hội cho các tổ chức khác nếu thay đổi góc nhìn.
Thông thường, với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ, việc đối phó với rủi ro chỉ được thực hiện khi rủi ro đang xảy ra, và phương án thường dựa trên cảm xúc và kinh nghiệm. Đây là việc làm khá mạo hiểm khi rủi ro xảy ra với mức độ cao và phạm vi tác động lớn với xác suất thành công rất nhỏ. Có thể kể đến việc các nhà quản trị phớt lờ những cảnh báo, số liệu và tình hình thực tế mà vô thức theo số đông và áp dụng những biện pháp khắc phục đã từng thành công trong quá khứ.
Việc đưa ra phương án theo kinh nghiệm chỉ nên được thực hiện khi nhà quản trị đã tìm hiểu các giải pháp một cách toàn diện và dựa vào chuyên môn đã tích lũy nhiều năm, ứng phó với tần suất rủi ro tương tự dày dặn. Thế nên, sự ra đời các công cụ số và Al nên cần được phát triển để giải tỏa áp lực ra quyết định.
Quản trị rủi ro bằng công nghệ giúp giảm xác suất thất bại đáng kể
Đây là một quan điểm có thể làm bỏ sót vô vàn cơ hội và thách thức trong kế hoạch ứng phó rủi ro trong doanh nghiệp. Việc ra quyết định, lên kế hoạch là trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao hay giám đốc bộ phận. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, họ rất cần những thông tin đóng góp về thị trường, báo cáo, thay đổi trong hành vi tiêu dùng hoặc một công nghệ mới đến với ban quản lý. Việc góp sức giúp cho sự nhận diện rủi ro được sâu sắc hơn và kế hoạch phòng tránh được chi tiết nhất có thể.
Một doanh nghiệp nên xây dựng văn hóa tổ chức mà mọi nhân viên từ bộ phận tác nghiệp đến chiến lược đều nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng tránh hay tận dụng rủi ro một cách tốt nhất.
Việc cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý ra quyết định tốt hơn rất nhiều
Các rủi ro xảy ra sẽ luôn mang đến sự thay đổi dù nhỏ hay lớn đến cách thức tổ chức và quy trình làm việc trước khi rủi ro xảy ra. Nếu như việc ứng phó không đạt hiệu quả thì chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng các thao tác và hệ thống trở nên cồng kềnh, nhân viên sẽ mơ hồ về các hoạt động làm việc và dẫn đến mất niềm tin với mục tiêu kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng khó tính.
Rủi ro trong kinh doanh là một bài kiểm tra cho khả năng thích ứng, tầm nhìn và đương đầu với thử thách của tổ chức. Nếu như một tổ chức hoạt động tốt, nhân viên với tinh thần đoàn kết và dám nghĩ – dám làm – dám thất bại thì mọi rào cản sẽ luôn vượt qua và nắm bắt cơ hội tốt hơn. Ngược lại, nếu như không thay đổi về quan điểm về rủi ro thì khoảng cách của doanh nghiệp sẽ ngày càng xa với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Có thể thấy những nhận thức sai lầm về khái niệm, phương pháp tiếp cận và kế hoạch ứng phó có thể gây ra những tác động tiêu cực đến giá trị cốt lõi của công ty khi sự gắn kết và niềm tin không còn, cùng với đấy là năng lực sẽ bị giảm sút đáng kể. Qua đó, có thể thấy rằng việc tổ chức, đào tạo, và rèn luyện khả năng quản trị rủi ro là rất thiết thực và quan trọng để đạt được các lợi ích kinh tế.
Với các tính năng ưu đãi và tiện lợi, thẻ tín dụng đang trở thành…
Bạn đang cân nhắc về việc mở tài khoản cho doanh nghiệp nhưng chưa chắc…
Bài viết tiếp theo sẽ cùng ngân hàng ACB tìm hiểu chi tiết về quá…
Khám phá ngay cách đăng ký làm thẻ tín dụng online dễ dàng và nhanh…
Mở thẻ ATM Online mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho thế giới…
Ngân hàng số là trung tâm của sự kết nối tài chính, cung cấp dịch…