Cách đọc bảng giá chứng khoán dành cho nhà đầu tư mới

Bạn là nhà đầu tư mới và không biết cách đọc bảng giá chứng khoán? Vậy thì, bạn càng không nên bỏ lỡ bài viết dưới đây vì nó sẽ giúp cho bạn hiểu về cách hoạt động của bảng một cách tường tận.

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán phái sinh được xem là công cụ tài chính, giá trị chứng khoán đó được định giá dựa trên giá trị của một hay một số tài sản cơ sở. Nói cách đơn giản hơn thì nó là giá trị của một sản phẩm đều có thể thay đổi theo chiều tăng hoặc giảm trong tương lai. Thay vì đầu tư số tiền chỉ để kỳ vọng giá trị gia tăng của nó thì đầu tư phân loại phái sinh lại là dự đoán sự tăng hoặc giảm giá trị của tài sản cơ sở đó với mức giá thỏa thuận trong tương lai. Nếu như người dự đoán đúng thì bên dự đoán sai sẽ trả mức chênh lệch trong thời hạn cam kết và nếu người dự đoán sai thì phải trả ngược lại.

Vì thế, loại chứng khoán này là cách làm giàu hiệu quả nhanh chóng nếu như bạn biết đầu tư đúng cách và có kiến thức về giá trị thị trường. Đây được xem là biện pháp đầu tư an toàn để hạn chế rủi ro mà vẫn nhận được lợi nhuận thì việc tăng hay giảm của tài sản cơ sở đó. Đồng thời, loại đầu tư này yêu cầu các nhà đầu tư phải liên tục theo dõi tình hình thị trường và các biến động chỉ số trong ngày.

Đầu tư thành công bằng cách đọc hiểu bảng chứng khoán

Bảng giá chứng khoán là gì?

Khi bạn bắt đầu vào đầu tư vào chứng khoán, điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu về bảng chứng khoán. Nó thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá cả, quá trình giao dịch giá trị cổ phiếu tăng hay giảm trên thị trường. Từ đó nhận biết phần trăm cổ phiếu của bản thân đầu tư thành công hay đầu tư thua lỗ. Vì vậy, đối với nhà đầu tư thì họ luôn phải dành nhiều thời gian và chất xám của mình vào việc quan sát và xem xét nắm bắt tình hình cổ phiếu giao dịch.

Bảng chứng khoán thể hiện thông tin về tình hình cổ phiếu

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Thị trường có hai bảng giá chứng khoán là Sở giao dịch chính thức gồm bảng giá của HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán tại TP.HCM) và bảng giá của HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

1. Mã chứng khoán (Mã CK)

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch của công ty hay tổ chức doanh nghiệp.

2. Giá Tham chiếu (TC – Màu vàng)

Là mức giá đóng cửa tại lần phiên giao dịch gần nhất, được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn.

3. Giá Trần (Trần – Màu tím)

Là mức giá cao nhất có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong một ngày giao dịch.

4. Giá sàn (Sàn – Màu xanh lam)

Là mức giá thấp nhất mà bạn đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong một ngày giao dịch.

Cách đọc bảng giá chứng khoán HSC

5. Tổng khối lượng (Tổng KL)

Khối lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày cho bạn biết tính thanh khoản của cổ phiếu.

6. Cột “Bên mua”

“Giá 1” + “KL 1”: Là biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại hoặc khối lượng đặt mua tương ứng.

“Giá 2” + “KL 2”: Là biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại hoặc khối lượng đặt mua tương ứng.

“Giá 3” + “ KL 3” là lệnh có thể đặt mua, có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

7. Cột “Bên bán”

“Giá 1” + “KL1”: Là biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại hoặc khối lượng chào bán tương ứng.

“Giá 2” + “KL 2”: Là biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại hoặc khối lượng chào bán tương ứng.

“Giá 3” + “ KL 3” là lệnh có thể chào bán, có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

8. Cột “Khớp lệnh”

“Giá”: Là mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày

“KL”: Là khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp

“+/-”: Thể hiện tăng/ giảm mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu

9. Cột “Giá”

Bao gồm: mục Giá cao nhất, Giá thấp nhất và Giá trung bình

Giá cao nhất: có nghĩa mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch -> thời điểm hiện tại.

Giá thấp nhất: có nghĩa mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch -> thời điểm hiện tại.

10. Cột “Dư mua / Dư bán”

Kết thúc một ngày giao dịch là cột “Dư mua hoặc Dư bán”, khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong một ngày giao dịch.

Phiên Khớp lệnh mua là cột “Dư mua hoặc Dư bán”, khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

11. Đầu tư nước ngoài (ĐTNN)

Cột “Mua” là Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.

Cột “Bán” là Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

Trên đây là hướng dẫn cách đọc bảng chứng khoán dành cho các nhà đầu tư mới để đầu tư thành công một cách hiệu quả. Hãy tìm hiểu sâu hơn về bảng hướng dẫn xem chứng khoán cụ thể tại HSC trước khi tham gia vào giao dịch chứng khoán bạn nhé!

Recent Posts

Chi tiết về cách mở thẻ tín dụng cho người mới

Với các tính năng ưu đãi và tiện lợi, thẻ tín dụng đang trở thành…

10 months ago

Tại sao bạn nên mở tài khoản Doanh nghiệp online ngay hôm nay?

Bạn đang cân nhắc về việc mở tài khoản cho doanh nghiệp nhưng chưa chắc…

10 months ago

Tìm hiểu vay kinh doanh sản xuất cho doanh nghiệp tại ngân hàng ACB

Bài viết tiếp theo sẽ cùng ngân hàng ACB tìm hiểu chi tiết về quá…

12 months ago

Thủ tục đăng ký thẻ tín dụng online: tiện lợi và nhanh chóng

Khám phá ngay cách đăng ký làm thẻ tín dụng online dễ dàng và nhanh…

1 year ago

Mở thẻ ATM Online để thế giới tài chính của bạn thuận tiện hơn

Mở thẻ ATM Online mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho thế giới…

1 year ago

Ngân hàng số tốt nhất: Tầm quan trọng của ngân hàng số đối với GenZ

Ngân hàng số là trung tâm của sự kết nối tài chính, cung cấp dịch…

1 year ago