Tình hình dân số địa lý và CT Dệt may Thành Công

Tốc độ tăng dân số của Việt Nam đã được hạ thấp nhanh trong các năm từ 2002 trở về trước, đến năm 2003 lại đột ngột tăng lên, sau đó cũng đã giảm dần và đến năm 2007 chỉ còn tăng 1,21%. Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan dân số, số người sinh con thứ ba tăng mạnh ở hầu khắp các địa phương. Quy mô dân số hằng năm vẫn tăng lên 1 triệu người. Nói một cách hình tượng là mỗi năm nước ta tăng thêm dân số của một tỉnh trung bình. Chính vì thế mà Việt Nam đứng thứ 62 về diện tích, nhưng đứng thứ 11 về dân số và đứng thứ 40 về mật độ dân số trên thế giới.

Cơ cấu dân số và phân bố dân số còn bất hợp lý. Cơ cấu dân số theo giới tính, mặc dù về tổng số thì tỷ trọng nữ nhiều hơn nam (50,85% so với 49,15%), nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 35-40 trở lên, còn lứa tuổi thấp hơn, đặc biệt là giới tính của trẻ em mới sinh thì nam giới đang nhiều hơn so với nữ giới. Nam 2007 so với năm 1995, trong khi nam giới tăng 18,8% thì nữ giới chỉ tăng 17,8%, trong đó có nhiều năm tốc độ tăng của nam giới cao hơn so với nữ giới.[14] Tình hình trên có nguyên nhân từ tư tưởng

trọng nam khinh nữ còn tồn tại khá nặng nề trong một bộ phận dân cư.

Ngành Dệt May chịu ảnh hưởng bởi yếu tố dân số ở mỗi khu vực địa lý khá lớn. Dân số vừa là yếu tố cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp dệt may, vừa là yếu tố quyết định quy mô nhu cầu hàng dệt may đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83,12 triệu người, năm 2006 dân số Việt Nam là 84,16 trong khi dự báo mục tiêu chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là 82,49 triệu người. Đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động khá lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Thế nhưng, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn, chưa có một chế độ qui hoạch cụ thể nào cho việc đào tạo cải thiện đội ngủ lao động trẻ chưa có tay nghè, hay tay nghề thấp cả.