Các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả: Tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng thể thực hiện hiệu quả kỹ năng này, đặc biệt là các bạn trẻ. Với thế hệ gen Z ngày nay, các bạn ưu tiên việc sống tận hưởng và thoải mái hơn là tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính của mình nhé.

1. Xác định mục tiêu tài chính

Trước khi bắt đầu với hành trình quản lý chi tiêu, bạn cần xác định rõ những mục tiêu tài chính của mình. Mục tiêu tài chính sẽ bao gồm: mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, bạn có thể thiết lập một hoặc cả hai loại mục tiêu này trong kế hoạch chi tiêu của mình. Các mục tiêu ngắn hạn sẽ có mốc thời gian từ vài tháng cho đến một, hai năm, có thể là các khoản chi phí trang trải cuộc sống hằng ngày, đóng học phí, chăm sóc sức khỏe,… Còn đối với các mục tiêu dài hạn sẽ mang tính bền vững và lâu dài hơn trong tương lai, chẳng hạn như: mua nhà, đầu tư cho con cái, ổn định tài chính,… Và chỉ khi bạn biết rõ những mục tiêu mà bản thân đang theo đuổi, bạn mới có thể tập trung hoàn toàn vào kế hoạch của mình cũng như cố gắng và nỗ lực hoàn thành nó.

Trước khi bắt đầu với hành trình quản lý chi tiêu, hãy xác định rõ những mục tiêu tài chính

2. Lập kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính là một trong những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần thống kê các nguồn thu nhập tài chính của mình, có thể đến từ công việc làm thêm hay từ khoản tiền chu cấp của bố mẹ. Đồng thời, xác định các khoản chi tiêu mỗi tháng của mình và phân loại chúng theo mức độ ưu tiên. Việc lập kế hoạch tài chính rõ ràng và sắp xếp theo mức độ quan trọng và ưu tiên sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát và quản lý tài chính hiệu quả. Cũng như, đảm bảo chất lượng cuộc sống của bản thân, tránh tình trạng “vung tay quá trán” theo những “cám dỗ” mua sắm và vui chơi cùng bạn bè.

Lập kế hoạch tài chính là một trong những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

3. Đầu tư và tiết kiệm

Như đã nói, tiết kiệm và đầu tư là một giải pháp hiệu quả vừa giúp tăng thu nhập, vừa giúp bạn quản lý tài chính của mình. Tuy nhiên, đầu tư vẫn còn là một thuật ngữ khá mới lạ và rộng lớn đối với các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Bởi vì tâm lý của người trẻ thường lo sợ về các vấn đề liên quan đến tài chính và thường có quan niệm rằng “đầu tư chỉ dành cho những người có nền tảng tài chính tốt”. Điều này hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ vì ngày nay thị trường tài chính cũng như thị trường đầu tư đã mở rộng và tạo ra nhiều cơ hội cho các khách hàng trẻ. Ngân sàng số TNEX là một ví dụ điển hình cho một doanh nghiệp hướng đến những khách hàng trẻ tuổi. Hiện nay, quỹ đầu tư TNEX được phân phối bởi sàn giao dịch quỹ Fmarket. Fmarket là sàn giao dịch quỹ mở đầu tiên được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chứng nhận. Ngoài ra, với hơn 35 danh mục quỹ đầu tư cùng với 17 công ty quản lý quỹ, các bạn trẻ sẽ có đa dạng nhiều sự lựa chọn hơn. Đồng thời, với quỹ đầu tư TNEX, bạn có thể tham gia đầu tư chỉ từ 10.000 đồng với lãi suất lên đến 10,59%.

Có thể nói, nếu tiết kiệm giúp bạn đảm bảo cuộc sống đầy đủ thì đầu tư sẽ giúp tạo dựng nền tảng tài chính vững chắc và lâu dài. Chính vì thế, bạn nên thực hiện song song cả hai phương pháp này để có thể độc lập và ổn định tài chính trong tương lai.

Quỹ đầu tư TNEX có thể tham gia đầu tư chỉ từ 10.000 đồng với lãi suất lên đến 10,59%

4. Áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính

Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong hành trình tự do tài chính, độc lập chi tiêu thì có thể áp dụng cách quản lý tài chính cá nhân theo nguyên tắc 50/20/30. Với quy tắc 50/20/30, bạn sẽ chia thu nhập của mình thành 3 phần bao gồm, 50% dành cho các nhu cầu thiết yếu, 20% dành cho tiết kiệm và đầu tư, 30% còn lại dành cho những nhu cầu và mong muốn cá nhân.

  • 50% Nhu cầu thiết yếu: Khoản tiền này sẽ là các chi phí cơ bản phải trả cố định hằng tháng như: tiền ăn, xăng xe, điện nước, học phí,… Đối với các khoản chi phí này, bạn có thể xác định và kiểm kê thông qua các hoá đơn hoặc các giao dịch trong lịch sử chi tiêu trên ứng dụng ngân hàng.
  • 20% Tiết kiệm và đầu tư: Tuỳ theo nguồn thu nhập mà bạn có thể phân bổ khoản phí này một cách hợp lý. Hãy bắt đầu với một khoản tiền nhỏ từ 10-15% thu nhập của mình và tăng dần lên mỗi tháng. Lưu ý rằng, đừng quá hà khắc với chính mình bằng cách tiết kiệm quá mức, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống.
  • 30% Nhu cầu khác: Bao gồm các chi phí như mua sắm, vui chơi, giải trí và một số sinh hoạt khác,… Bạn hoàn toàn có thể điều chỉ khoản phí này nếu muốn gia tăng các khoản chi phí cần thiết khác. Bởi vì đây không phải là một danh mục chi tiêu thiết yếu nên hãy kiểm soát thói quen tiêu dùng của chính mình.

5. Theo dõi và điều chỉnh

Điều cuối cùng mà bạn cần làm trong quá trình học cách quản lý tài chính cá nhân là theo dõi và điều chỉnh linh hoạt thói quen tiêu dùng của mình. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát “túi tiền” của mình và dễ dàng điều chỉnh khi cảm thấy kế hoạch tài chính của mình có vấn đề. Bạn có thể tạo thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng ngày của mình và xem xét bản thân đã có những xu hướng tiêu xài như thế nào. Hoặc có thể sử dụng các ứng dụng ngân hàng và app tài chính trên điện thoại để việc quản lý chi tiêu trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Ứng dụng ngân hàng số TNEX không chỉ có thể lưu trữ lịch sử giao dịch trong vòng 30 ngày mà còn sở hữu tính năng phân tích dữ liệu và báo cáo chi tiêu hàng tháng thông qua biểu đồ. Đây là một công cụ hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian và hiểu rõ chính xác thói quen chi tiêu của bản thân.

Để học cách quản lý tài chính cá nhân, bạn cần theo dõi và điều chỉnh linh hoạt thói quen tiêu dùng

Tổng kết

Có thể thấy, việc kiểm soát tài chính là một điều vô cùng cần thiết, giúp bạn có được một cuộc sống đầy đủ và ổn định trong tương lai. Chính vì thế, hãy thật nghiêm khắc với bản thân và điều chỉnh thói quen chi tiêu của chính mình để đạt được những mục tiêu tài chính mà mình đã đặt ra. Mong rằng, các cách quản lý tài chính cá nhân trong bài viết đã có thể giúp bạn dễ dàng bắt đầu hành trình quản lý chi tiêu của mình.

>>> Xem thêm tại: Bí kíp mua bảo hiểm xe máy online chỉ 4 phút

Recent Posts

Chi tiết về cách mở thẻ tín dụng cho người mới

Với các tính năng ưu đãi và tiện lợi, thẻ tín dụng đang trở thành…

10 months ago

Tại sao bạn nên mở tài khoản Doanh nghiệp online ngay hôm nay?

Bạn đang cân nhắc về việc mở tài khoản cho doanh nghiệp nhưng chưa chắc…

10 months ago

Tìm hiểu vay kinh doanh sản xuất cho doanh nghiệp tại ngân hàng ACB

Bài viết tiếp theo sẽ cùng ngân hàng ACB tìm hiểu chi tiết về quá…

12 months ago

Thủ tục đăng ký thẻ tín dụng online: tiện lợi và nhanh chóng

Khám phá ngay cách đăng ký làm thẻ tín dụng online dễ dàng và nhanh…

1 year ago

Mở thẻ ATM Online để thế giới tài chính của bạn thuận tiện hơn

Mở thẻ ATM Online mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho thế giới…

1 year ago

Ngân hàng số tốt nhất: Tầm quan trọng của ngân hàng số đối với GenZ

Ngân hàng số là trung tâm của sự kết nối tài chính, cung cấp dịch…

1 year ago