Marketing research là gì? Quy trình nghiên cứu thị trường có bao nhiêu bước?

Những Doanh nghiệp lớn luôn chú trọng việc thực nghiệm khảo sát cộng đồng trước khi tung ra các sản phẩm mới nhằm mục đích hiểu nhu cầu của khách hàng hiện tại. Điều đó cho thấy được rằng nghiên cứu và phân tích thị trường là bước đệm rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về market research và quy trình nghiên cứu thị trường có bao nhiêu bước trong bài viết này. 

Nghiên cứu thị trường

Marketing research là gì?

Marketing research (MR) được người Việt Nam hiểu là nghiên cứu thị trường. Đây là một quá trình thu thập và phân tích các thông tin sau đó trình bày kết quả dưới dạng biểu đồ, số liệu cụ thể để báo cáo phòng ban, công ty. Doanh nghiệp sẽ dựa vào những nguồn dữ liệu chuẩn xác và đáng tin cậy đó để đưa ra các quyết định và chiến lược hoạt động kinh doanh quan trọng như cải tiến sản phẩm để tạo nên cái mới, thay đổi giá cả, thay đổi kênh phân phối,…. đáp ứng nhu cầu của thị trường.  

Một số hình thức nghiên cứu thị trường

Brand awareness là nghiên cứu độ nhận diện thương hiệu của Doanh nghiệp đối với khách hàng như tên thương hiệu, tên sản phẩm

Chẳng hạn như khi nhắc đến xe hơi đầu tiên của Việt Nam, người Việt sẽ nghĩ ngay đến Tập đoàn Vingroup hoặc khi đề cập về smartphone sang xịn có thể gập lại chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhớ đến điện thoại Samsung Galaxy Z Fold3.

Brand association là sự liên tưởng của khách hàng về thương hiệu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ: logo trái táo bị cắn dở bên phải là công ty Apple nơi sản xuất ra Iphone, Imac, Airpods,… Thương hiệu đồ ăn nhanh có màu đỏ vàng và chữ M thì khách hàng nghĩ ngay đến Mc Donald’s. Slogan “nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s quá đỗi quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. 

Brand name testing – Khách hàng nghĩ gì về tên thương hiệu của Doanh nghiệp

Ví dụ: Vinamilk là sữa dành cho người Việt Nam; Vua Nệm là bán nệm, gối kê đầu, gối ôm, chăn mền chăn lo giấc ngủ; Rau Má Mix là nước uống rau má và các topping,….

Brand attribute là nghiên cứu về những đặc tính nổi bật giúp mô tả thương hiệu.

Ví dụ: Sagami là một thương hiệu bao cao su nổi tiếng của Nhật Bản với những đặc điểm vô cùng nổi bật như có loại bao cao su mỏng nhất thế giới chỉ 0.01 siêu dai, độ bền cao, “đắt xắt ra miếng” là cụm từ khách hàng mô tả về thương hiệu.

Nghiên cứu độ thu hút của thương hiệu thông qua đánh giá quảng cáo, website, thiết kế bao bì và mẫu mã của sản phẩm,… bằng cách phân tích hành vi hình ảnh của khách hàng.

Social listening hoặc Internet strategic intelligence: tổng hợp các ý kiến của khách hàng trên internet về doanh nghiệp. Đó là nơi mọi người chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm và các khách hàng tiềm năng có thể đọc. 

Đo độ hiệu quả của chiến dịch tiếp thị.

7 bước cơ bản của quy trình nghiên cứu thị trường 

Một: Xác định thị trường mục tiêu

Doanh nghiệp cần phải phân khúc khách hàng vào từng nhóm riêng biệt để các chiến lược phù hợp với từng mục tiêu của các nhóm. Và thị trường mục tiêu nhắm đến các khách hàng tiềm năng quan tâm đến thương hiệu, cung cấp cho họ thêm thông tin về Doanh nghiệp.

Hai: Xây dựng chân dung khách hàng

Chân dung khách hàng là những thông tin về nhân khẩu học, sở thích, hành vi tiêu dùng: Độ tuổi, giới tính, vị trí, địa điểm, thu nhập,…

Ba: Xác định nhóm khách hàng cụ thể 

Nhóm đối tượng này cần khớp với chân dung khách hàng đã đề ra. Doanh nghiệp tìm ra họ dựa trên phương pháp:

Tiếp cận với nhóm khách hàng thường xuyên tương tác với Doanh nghiệp trên internet.

Các khảo sát online

Tệp khách hàng có sẵn

Khách hàng sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm  

Khảo sát online

Khảo sát online

Bốn: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Dựa trên mô hình SWOT để đánh giá đối thủ cùng ngành nhằm giúp cho Doanh nghiệp thấy được điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ và nắm trong tay những cơ hội phát triển tốt hơn họ. 

Năm: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

Có rất nhiều phương pháp để Doanh nghiệp lựa chọn như phỏng vấn nhóm hoặc cá nhân, khảo sát trực tiếp hoặc trực tuyến, quan sát hành động của khách hàng, tung ra một vài sample để khách hàng trải nghiệm thử.

Sáu: Thiết kế câu hỏi khảo sát nhóm khách hàng

Chuẩn bị trước các câu hỏi là điều cần thiết trước khi thực hiện khảo sát. Các câu hỏi sẽ dạng đóng hoặc mở tùy theo mục đích khai thác và bố cục các phần nên rõ ràng theo từng mục.

Bảy: Tổng kết dữ liệu thu thập được

Doanh nghiệp cần các thông tin sau: tổng quan, đối tượng tham gia, kết quả phân tích, nhận diện vấn đề, kết luận và đưa ra các phương hướng giải quyết.

Tổng hợp dữ liệu thu thập được là bước cuối cùng

Tổng hợp dữ liệu thu thập được là bước cuối cùng

>>> Xem thêm : 10 lý do quan trọng Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường

Tổng kết

Vậy là bài viết trên đã giúp Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về marketing research và 7 bước cơ bản của quy trình nghiên cứu thị trường cần thực hiện. Nếu Doanh nghiệp không có đủ nhân lực hoặc thời gian để thực hiện nghiên cứu thị trường thì hãy hợp tác với Kompa để được hỗ trợ tốt nhất trong việc đo lường sức khỏe thương hiệu cùng nhiều dịch vụ quản trị truyền thông khác.