Doanh nghiệp có thể tự tạo ra các sự kiện lạ để thu hút lượng lớn công chúng, không cần mời báo chí cũng sẽ tự đến, vì họ luôn cần những câu chuyện hay cho chương trình của mình. Đến nay vẫn có một thành công nổi tiếng là Chiếc bánh trung thu Đồng Khánh khổng lồ mùa trung thu 2001 dành cho 10 ngàn người ăn, cao 40 cm, nặng gần 73 kg, thu hút nhiều người đổ vế siêu thị Maximart để cùng chứng kiến. Ví dụ như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng. Hoặc các công ty thường thực hiện các chương trình trao học bổng cho các học sinh nghèo hiếu học . .
Các doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát đánh giá rất cao vai trò của tổ chức sự kiện với hoạt động quảng bá thương hiệu
Với hoạt động quảng bá thương hiệu, 50% doanh nghiệp cho rằng tổ chức sự kiện là cần thiết, 23% cho rằng rất cần thiết, và không một doanh nghiệp nào cho rằng hoạt động này không cần thiết. Nhận thức được như vậy nhưng các doanh nghiệp đều cho biết họ không đủ điều kiện tài chính để tổ chức thường xuyên các sự kiện.
Thực tế, tuy không thể tổ chức các sự kiện lớn như những công ty nước ngoài, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể có những sự kiện phù hợp với quy mô của mình mà vẫn quảng bá được thương hiệu. Đã có những doanh nghiệp tổ chức các sự kiện nhỏ hơn, như một bữa tiệc cuối năm, hay mừng ngày thành lập công ty và mời giới truyền thông, cơ quan chính quyền tham dự. Tuy phạm vi quảng bá cũng không thể mạnh ngay, đôi tượng công chúng mà sự kiện tác động tới cũng hạn chế, nhưng đó là cơ sở tốt để doanh nghiệp gây dựng quan hệ và quảng bá thương hiệu của mình trong phạm vi tương đối, giúp thương hiệu dần dần được xây dựng.