Các cấp độ rủi ro trong doanh nghiệp trong trong hệ thống quản lý

Các doanh nghiệp thông thường dành khá nhiều thời gian và nguồn lực trong việc xử lý các rủi ro về sản phẩm, khách hàng hoặc truyền thông vì những yếu tố đó tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh nói chung. Tuy vậy, có những rủi ro trong doanh nghiệp mà vấn đề lại xuất phát từ một nhân viên, phát triển đến cả bộ phận và liên quan đến nhiều phòng ban khác. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem các cấp độ rủi ro này tác động như thế nào.

Cấp độ rủi ro từ cá nhân

Đây có thể được xem là cấp độ rủi ro riêng biệt vì phạm vi chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân nhưng xác suất xảy ra là cao nhất. Có thể nói, rủi ro này chủ yếu đến từ việc nhận thức, bất cẩn và thiếu sót của người nhân viên khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Những rủi ro này thường được miêu tả với từng tình huống cụ thể, đa dạng hình thức và hậu quả trải rộng từ nhỏ đến lớn, thậm chí nghiêm trọng mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu.

Ví dụ cụ thể, một nhân viên phục vụ có thể bất cẩn làm đổ thức ăn lên một khách hàng trong bữa ăn khiến người khách bị vấy bẩn hoặc bị thương. Tại đây, nhà hàng sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý về chữa trị và khắc phục. Rủi ro ở đây nếu người khách đấy không hài lòng về giải pháp đề ra thì doanh nghiệp đã mất đi một khách hàng. Nghiêm trọng hơn, người khách hàng đó trong tương lai sẽ có thể không đến sử dụng dịch vụ và lan truyền trải nghiệm tệ của mình về chất lượng phục vụ cho những khách hàng khác. 

Dịch vụ không tốt từ một nhân viên khiến doanh nghiệp mất đi khách hàng tiềm năng

Ngoài sự bất cẩn kể trên thì những trường hợp vì lợi ích cá nhân mà người nhân viên từ đa dạng chức vụ, vị trí thực hiện các hành vi tham nhũng, biển thủ hoặc chủ quan, thiếu trách nhiệm trong lao động,…

Cấp độ rủi ro từ bộ phận

Từ một rủi ro riêng biệt ở cá nhân, nếu không được khắc phục và hành động đúng đắn thì có thể ảnh hưởng đến cả một bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Điều này có thể giải thích rằng, khi một nhân viên không thực hiện tốt, sẽ xảy ra một hiện trạng các quy trình sau đó có thể bị sai lệch đi hoặc công đoạn dự án phải tạm dừng, trì hoãn để khắc phục. 

Ví dụ, với nhân viên chịu trách nhiệm về khảo sát thị trường, nếu vì lý do chủ quan người nhân viên ấy chưa nghiêm túc thực hiện, đưa lên những khảo sát không đạt chất lượng hay gian dối, khai khống số liệu. Bộ phận tiếp thị tiếp nhận những khảo sát đó và thực hiện nghiên cứu, đưa ra cải tiến sản phẩm dựa trên ý kiến người dùng. Tuy vậy, khi triển khai bán hàng lại không đúng như những ý kiến thu thập. Đến đây, có thể đánh giá về bộ phận tiếp đã hoạt động không hiệu quả khiến gia tăng chi phí cải tiến và bán hàng.

Hạn chế sai phạm từ 1 cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của cả bộ phận

Hạn chế sai phạm từ 1 cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của cả bộ phận

Rủi ro từ ví dụ trên có thể là mất lợi thế cạnh tranh khi đối thủ sẽ lợi dụng tình hình sụt giảm doanh số và tồn kho lớn để vươn lên dẫn đầu. Mặc khác, vì đã mất chi phí trong cải tiến nên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm đi đáng kể. Có thể thấy trách nhiệm của bộ phận tiếp thị trong rủi ro là rất lớn cho hoạt động chung của cả doanh nghiệp

Cấp độ rủi ro hệ thống

Cuối cùng, một doanh nghiệp với quy mô lớn sẽ hình thành nhiều bộ phận với chức năng đa dạng, sơ đồ tổ chức sẽ đồ sộ. Tuy vậy, vẫn tồn tại những rủi ro khi các bộ phận này không thực sự phối hợp chặt chẽ với nhau vì một lợi ích chung. Từng bộ phận tách biệt sẽ chỉ quan tâm đến những nhiệm vụ được giao như bộ phận kế toán sẽ chỉ thực hiện về sổ sách chi phí hoạt động, hóa đơn và bộ phận nhân sự thực hiện tuyển dụng.

Rủi ro ở cấp độ hệ thống có thể được hiểu là những bộ phận sẽ vì những lợi ích và áp lực riêng và bỏ qua những thông tin và yêu cầu từ những bộ phận khác. Ví dụ, với bộ phận tài chính đã thông báo về tình hình chi phí tăng cao trong nửa năm hoạt động. Dù vậy, bộ phận nhân sự phải đạt những yêu cầu về nhân lực các phòng ban khi khối lượng công việc tăng, đòi hỏi tuyển dụng liên tục và nhân sự mới càng nhiều. Sự thiếu phối hợp giữa kiểm soát chi phí và tăng chi phí cho nguồn nhân lực là nguyên nhân làm hệ thống doanh nghiệp không ổn định, các quy trình chồng chéo và quyền lợi bị ảnh hưởng.

Sự phối hợp nhịp nhàng các bộ phận giúp tránh rủi ro trong doanh nghiệp về hoạt động

Sự phối hợp nhịp nhàng các bộ phận giúp tránh rủi ro trong doanh nghiệp về hoạt động

Rủi ro cấp độ hệ thống có những hệ lụy rất lớn vì đó là bước ngoặt trong việc doanh nghiệp có thể sụp đổ, phá sản hoặc thu hẹp quy mô. Đối với ban lãnh đạo, nên có những chiến lược phát triển đặt sự phối hợp lên hàng đầu, cân bằng thông tin các phòng chức năng, giúp tối ưu hoạt động.

Tóm lại

Những cấp độ rủi ro trong doanh nghiệp có thể phân bổ từ một nhân viên bất cẩn hoặc chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ. Hay như bộ phận chưa nghiêm túc và nghiên cứu chưa kỹ chủ đề đóng góp ý kiến tại cuộc họp các bộ phận cũng như sự phối hợp các chức năng phòng ban chưa thực sự hướng tới mục tiêu chung. Do đó, các quản lý điều hành cấp cao luôn chú ý và quan tâm đến những rủi ro xuất phát từ cơ cấu tổ chức và quản trị con người. 

Xem thêm >>> 8 bước quản trị rủi ro cho doanh nghiệp