Về kim ngạch xuất khẩu:
Đạt 6 – 7 tỷ USD là mục tiêu xuất khẩu vào EU của ngành nông nghiệp nước ta vào năm 2010. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu…
Tiêu thụ cà phê của thế giới phụ thuộc vào mức sống và trình độ công nghiệp hoá ở mỗi nước. Khoảng 25% sản lượng cà phê thế giới (tương đương 23 triệu bao) do các nước trồng cà phê tự tiêu thụ; 75% được tiêu thụ tại các nước nhập khẩu (tương đương 95 triệu bao).
Tổng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tục trong giai đoạn 1995, 1996 đến 1999, 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,05%/năm. Trong đó tốc độ tăng của các nước nhập khẩu cà phê là 2,25%/năm trong thập niên 90; các nước xuất khẩu là 1,5%/năm.
Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người/năm dao động trong khoảng 4,5 – 4,7kg. Trong đó các nước EU: 5,2 – 5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất: 11 kg, Đan Mạch và Thuỵ Điển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2 kg). Các nước sản xuất cà phê, mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp chỉ 1 kg.
Dự báo, trong giai đoạn 2000 – 2010, mức tiêu thụ cà phê chỉ tăng khoảng 1,9%/năm (trong khi thập kỷ trước tốc độ tăng trưởng 2,05%). Như vậy, mức tăng tiêu thụ cà phê đã giảm đi chủ yếu do sự suy giảm về mức tiêu thụ ở các thị trường truyền thống Tây Âu và Bắc Mỹ. Đáng chú ý là tiêu thụ cà phê ở các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng 2,5%/năm. Tốc độ tăng tiêu thụ cà phê của các nước phát triển đạt khoảng 1,3%/năm.
Trong chiến lược tiếp cận thị trường tiêu thụ của mình, ngành cà phê Việt Nam cần hết sức lưu ý đến thị trường Nga. Theo dự đoán của ICO, tốc độ tăng tiêu thụ tại thị trường này sẽ là 10%/năm. Trung Quốc cũng là nước mà ICO chú ý đến trong chiến lược khuyến khích tiêu thụ để có mức tăng đạt tới 30%/năm.
Nhập khẩu cà phê của các nước đang phát triển dự báo sẽ đạt 7,9 triệu bao năm 2005 và 10,2 triệu bao vào năm 2010, chiếm khoảng 9 và 10,2% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu. Tăng trưởng nhập khẩu của các nước phát triển sẽ giảm đi so với thập kỷ trước; Bắc Mỹ và EU sẽ tăng 1,3%/năm; nhập khẩu của Nga và các nước Đông Âu dự báo sẽ tăng khoảng 1 – 1,5%/năm trong thập kỷ tới.
Năm 2008, dự kiến xuất khẩu cà phê sang EU đạt 820 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2007 do sản lượng sản xuất trong nước giảm.
Nhiều dự báo về tình hình buôn bán và cung cầu cà phê cho thấy: Trong những năm tới, tình trạng cung vượt cầu vẫn là xu hướng chủ yếu và vì vậy giá cà phê khó có thể phục hồi trở lại những thời điểm “huy hoàng”. Điều này cảnh báo các nhà sản xuất, và xuất khẩu cà phê Việt Nam rằng ảnh hưởng của sức ép giá cả trong tương lai sẽ còn lớn hơn trong giai đoạn vừa qua
Năm 2010 mới định hình 170.000 ha cà phê, với sản lượng mỗi năm đạt từ 375.000 tấn cà phê nhân trở lên, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắc Lắc…
Về thị trường xuất khẩu:
Về thị trường, Bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch lớn như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ; kết hợp với đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của khu vực EU như Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần tận dụng khai thác lợi thế và mở rộng xuất khẩu đối với các thành viên của thị trường EU trong đó 90% giá trị xuất khẩu sang EU thuộc các nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sỹ, Áo…
Về giá cả xuất khẩu cà phê:
Do dự báo nhu cầu cà phê thế giới cung không đủ cầu nên trong thời gian vừa qua, việc đầu cơ cà phê rất lớn, do đó giá luôn biến động, trong tuần qua vừa giảm 500 USD/tấn, nhưng hôm qua lại tăng thêm 34 USD và tăng 46 USD cho giao hàng tháng 7. Vì sự biến động rất lớn này, người trồng cà phê phải rất bình tĩnh, không được nóng vội, cung ứng đều đặn cho thị trường. Đừng thấy xuống thì bán vội mà lên thì lại muốn lên cao vót mới bán. Bán như thế, một là làm cho thị trường “lạnh” đi, hai là làm cho thị trường “nóng” lên”.
Theo dự báo, giá cà phê thế giới ở mức cao như hiện nay sẽ ổn định trong vài năm tới. Điều này được tất cả các nhà nghiên cứu chính sách, nhà quản lý, DN xuất khẩu khẳng định. Vì vậy đây chính là lý do để người dân ồ ạt phá các loại cây trồng khác chuyển sang trồng mới cà phê