Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê

 

                – Bao bì và phế thải bao bì: EU ban hành Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và phế thải bao bì. Chỉ thị quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ra những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì. Chỉ thị này được nội luật hoá thành luật quốc gia của các nước thành viên EU.

        Hầu hết các sản phẩm mua bán trên thị trường phải được bao gói nhằm bảo vệ sản phẩm hàng hoá. Để bao gói sản phẩm cần có bao bì. Bao bì là một bộ phận không thể thiếu của hàng hoá, đặc biệt là các hàng hoá xuất nhập khẩu và vấn đề xử lý phế thải bao bì sau khi sản phẩm được sử dụng đang được đặt ra một cách cấp thiết.

Mỗi quốc gia có những quy định cụ thể và hệ thống riêng về bao bì và phế thải bao bì cho các sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm nhập khẩu từ nước khác. Bên cạnh đó, môi trường cũng là một vấn đề đặt ra trong việc sử dụng bao bì. Luật môi trường về tái sử dụng và tái chế vật liệu đóng gói, hay quy định về việc sử dụng bao bì có thể sử dụng lại để giảm độ độc hại đối với môi trường được đưa ra.

Bao bì phải được sản xuất theo mã số lượng và chất lượng sản xuất được giới hạn đến một lượng tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì và đối với người tiêu dùng

Bao bì sẽ được sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, gồm có cả tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động tác động với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi

Bao bì sẽ được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã

– Những quy định về bảo vệ người tiêu dùng

Điều làm các nhà xuất khẩu quan tâm là ngoài hệ thống qui định bắt buộc và tự nguyện của EU, thì các nước thành viên EU vẫn có thể áp dụng hệ thống dán nhãn tự nguyện của riêng quốc gia mình. Những hệ thống này có thể được người tiêu dùng đánh giá cao, vì thế các nhà xuất khẩu cần lưu ý đến vấn đề này khi kinh doanh tại thị trường EU. Những qui tắc về thông tin trên nhãn hiệu, qui tắc giá hàng và những thành phần cấu thành đã được thông qua và áp dụng không chỉ nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông tự do, mà còn đảm bảo cung cấp thông tin một cách hiệu quả nhất, nhằm bảo vệ người tiêu dùng

Mục tiêu của nhãn hiệu CE là áp đặt một qui định chung với nhà sản xuất nhằm mục đích, chỉ cho phép các sản phẩm an toàn mới vào được thị trường EU. Nhãn hiệu CE có thể có thể được coi như một loại hộ chiếu, cho phép các nhà sãn xuất tự do lưu thông một loạt các sản phẩm được sản xuất ra như: máy móc, thiếp bị điện áp thấp, đồ chơi, thiết bị an toàn cá nhân, dụng cụ y tế và những sản phẩm khác trong nội bộ thị trường Châu Âu. CE chỉ ra rằng một sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu pháp luật và thị trường của Châu Âu về an toàn sức khoẻ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Chú ý rằng mác CE không phải là một sự đảm bảo về chất lượng.

Chỉ thị được đưa vào luật quốc gia là: nếu một sản phẩm rơi vào bất kỳ nhóm sản phẩm nào trong danh sách Chỉ thị Nhãn hiệu CE thì nó buộc phải tuân theo luật pháp quốc gia liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị cụ thể đó. Bởi vì, các Chỉ thị được đặt ra cho các sản phẩm cũng như cho các rủi ro cụ thể (như điện hoặc khả năng tương thích của điện từ), nên có thể một sản phẩm phải tuân thủ luật pháp dựa trên nhiều hơn một chỉ thị. Mỗi chỉ thị mô tả các yếu tố căn bản đối với các sản phẩm và nguy cơ được quan tâm đến. Các qui cách kỹ thuật chi tiết hơn được qui định cụ thể trong các tiêu chuẩn của Uỷ ban Châu Âu về Tiêu chuẩn hoá (CEN).

– Quy định của hải quan

        Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất khẩu trong EU mà không cần phải nộp thuế  hải quan và VAT đối với hàng hoá đã sử dụng. Hàng hoá trong khu vực  tự do (được coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan EU) được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT  với quy định: nếu được lưu tại khu vực này thì được coi là chưa nhập khẩu vào EU; ngược lại, hàng hoá của EU lưu tại đây được coi là đã xuất khẩu. Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và ưu đãi. Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế. Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.

        – Những tiêu chuẩn Xã hội 8000(SA8000)

Trách nhiệm Xã hội 8000 (SA 8000) là một tiêu chuẩn  quốc tế về trách nhiệm xã hội. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo tính trong sạch về đạo đức của nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Đây là một tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện và có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào không kể quy mô hay ngành nghề. Tiêu chuẩn này có thể thay thế hay bổ sung cho các quy định riêng của ngành hay doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội. SA 8000 qui định tiêu chuẩn cơ bản về: lao động, trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toàn, quyền tự do thành lập các hiệp hội về đàm phán tập thể, phân biệt đối xử, các hình thức kỷ luật, giờ làm việc và chế độ công xá. Bản thân các yêu cầu trong tiêu chuẩn này dựa trên khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các thoả thuận và hiệp định của liên hợp quốc (Nhân quyền, Quyền trẻ em).

SA 8000 được các doanh nghiệp và tổ chức lớn trên thế giới ủng hộ về một loạt vấn đề. Sự ủng hộ này và đòi hỏi từ phía người tiêu dùng về các tiêu chuẩn xã hội trên phạm vi toàn cầu có khả năng làm cho SA8000 sớm được công nhận trên phạm vi quốc tế.

– Quy định về bảo vệ môi trường

Tại EU, nhiều thỏa thuận mang tính tình nguyện và mang tính pháp lý về vấn đề bảo vệ môi trường được thông qua giữa các chính phủ và các nhà sản xuất. Các thỏa thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn áp dụng cho bao bì của sản phẩm. Để có thể đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường EU, các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ những quy định về môi trường. Quan hệ mật thiết với các nhà nhập khẩu, nên yêu cầu nhà nhập khẩu chuyển các thông tin liên quan những yêu cầu về bảo vệ môi trường.Theo đó, các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói.

Người tiêu dùng EU có ý thức cao về bảo vệ môi trường. Do vậy việc tuân thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết, tuy nhiên đầu tiên là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng EU là điều quan trọng trong thành công tại thị trường EU Chỉ thị về bao bì và rác thải bao bì đưa ra những tiêu chuẩn tái chế rác thải nói chung. Nhà sản xuất và xuất khẩu cần giảm thiểu bao bì sản phẩm xuất khẩu sang EU.

– Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm

Quy định của HACCP rất quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển bởi vì các nhà nhập khẩu thực phẩm ở các nước EU được coi là người có trách nhiệm về mặt pháp lý. Bởi vậy ngành công nghiệp thực phẩm ở Châu Âu bất đắc dĩ phải kết hợp làm ăn với các công ty chế biến thực phẩm không có hệ thống HACCP ở các nước đang phát triển. Các công ty Châu Âu nhập khẩu các thực phẩm đã được chế biến hay các thành phẩm thức ăn sẽ yêu cầu các nhà cung cấp phải thực hiện HACCP. Các công ty có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức tin cậy để giúp họ thực hiện một hệ thống HACCP và để trở thành công ty được cấp chứng chỉ HACCP

Hệ thống HACCP thường áp dụng đối với ngành chế biến thực phẩm.Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm của EU (93/43/EC có hiệu lực vào tháng 11/1996 qui định “các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có liên quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP.

Tất cả các nhà chế biến thực phẩm của EU theo quy định pháp luật phải áp dụng hệ thống HACCP hoặc là họ sẽ phải phối hợp thực hiện một hệ thống HACCP. Hệ thống HACCP có thể có hiệu lực đối với các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm. Những công ty này bắt buộc phải hiểu và phải chống lại các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ

– Quản lý chất lượng

Cũng giống như tiêu chuẩn quản lý môi trường và tiêu chuẩn SA 8000, tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương thức quản lý. Tiêu chuẩn này khác với các tiêu chuẩn, nhãn mác liên quan tới sản phẩm hay quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng là không bắt buộc đối với sản phẩm thâm nhập thị trường EU. Đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng là quá trình tự nguyện. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chắc chắn sẽ giúp cải thiện cách nhìn nhận về doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quản lý được quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quan trọng nhất thuộc nhóm tiêu chuẩn ISO 9000. Các nhà sản xuất được cấp chứng chỉ ISO 9001 hay ISO 9002 thực sự đã sở hữu một tài sản quan trọng. Đây là một đặc điểm hỗ trợ bán hàng cơ bản trong kinh doanh ở thị trường EU vốn rất cạnh tranh. Đặc điểm này cũng giúp tăng thêm lòng tin vào bạn hàng. Các chương trình quản lý chất lượng, sức khoẻ, an toàn và môi trường thường được đan xen chặt chẽ với kế hoạch quản lý tổng thể. Ngày nay, hơn 200.000 tổ chức trên toàn thế giới được cấp chứng chỉ ISO 9000.