Thế nào là thương hiệu mạnh

Theo quan điểm của David Aaker, thương hiệu là tài sản, vì vậy một thương hiệu mạnh là thương hiệu tạo ra giá trị lớn. Khi phân tích điển hình Saturn, một thương hiệu ô tô mạnh của GM, ông đã xem xét những khía cạnh sau:

Doanh số bán hàng cao (sales performance)

Giá cả niêm yết và ổn định: tránh được tình trạng mặc cả, chiết khấu ,..

Sự đánh giá cao của các nhà phân phối: Ví dụ, Saturn có trị giá nhượng quyền cao nhất trong ngành.

Còn theo Richard Moore, một thương hiệu mạnh có những đặc điểm sau:

Sự tập trung: Những thương hiệu mạnh có mục tiêu tập trung. Theo đuổi tiềm năng về một mặt nào đó luôn đòi hỏi bạn phải hi sinh những tiềm năng khác. Đó là một trong những nguyên tắc đầu tiên trong việc tạo dựng một thương hiệu thành công. Malboro trở thành thương hiệu mạnh đối với cánh nam giới với hình tượng một người “đàn ông phong trần” chứ không phải bằng cách hấp dẫn những người thích hình tượng “lịch lãm”(như trong thương hiệu Dunhill). Gốm Minh Long trở thành thương hiệu quen thuộc với những người thích dùng đồ theo “phong cách Châu Âu kinh điển chứ không phải cho nhóm người thích “ phong cách truyền thống Á Đông”(như ở sản phẩm gốm Chi).

Sự linh hoạt: Mặc dù các thương hiệu mạnh đều có mục tiêu tập trung, những thương hiệu này luôn biến đổi để thu hút thị trường cũng không ngừng biến đổi mà chúng hướng đến. Tuy nhiên, những thương hiệu thành công không bao giờ biến đổi nhiều đến mức đánh mất thị trường của chính mình. Sự linh hoạt chính là thương hiệu khả năng thể hiện mình theo nhiều cách khác nhau.

Sự ấn tượng: Bề ngoài của bạn cũng ít nhiều khiến người khác cảm nhận về con người của bạn. Đó là lý do tại sao các thương hiệu thành công lại để tâm đến vẻ bề ngoài nhiều đến vậy. Một thương hiệu tốt là thương hiệu được thiết kế sao cho thật nổi bật trong số đông, tạo ra được một ấn tượng hợp lý và phải giữ được điều đó cùng với thời gian.

Bảo vệ xe chống hỏng hóc vào mùa mưa

Tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” khi chỉ cho bạn cách đi bảo vệ xe du lich trong mùa mưa hay không nhưng qua bài viết tôi chỉ muốn chia sẻ cách tôi chăm sóc con Mercedes – Benz của tôi an toàn qua các mùa mưa Sài Gòn như thế nào:

–       Khi đi trong khu vực ngập nước, hay giữ tốc độ động cơ (vòng tua máy) cao để tránh nước lọt vào ống xả, khiến xe “chết máy”. Với xe số sàn, nên để số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2… hãy chuyển về D1, cố gắng giữ vòng tua máy cao nhất ở mức có thể.

–       Khi đi qua khu vực ngập nước cố gắng tránh thời điểm có xe đi ngược chiều. Hai xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên capo xe, gây nguy cơ nước tràn vào họng hút và khoang động cơ, dẫn đến bị hỏng máy, nhất là sau đó bạn quên vệ sinh lại xe.

–       Không phóng xe du lịch tốc độ cao vào vũng nước, vì như vậy rất dễ bị nước sục vào họng gió, cũng như tạo “sóng nước”, nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.

–       Khi xe vào đường ngập nước và đột ngột chết máy, tuyệt đối không được khởi động lại động cơ, vì máy sẽ không thể khởi động lại được nữa, mà sẽ làm cong tay biên, vỡ thành máy…

.